Đang truy cập: 7
Hôm nay: 1,155
Hôm qua: 1,240
Tháng hiện tại: 26,504
Tháng trước: 54,115
Tổng lượt truy cập: 1,156,044
- Đang truy cập7
- Hôm nay1,155
- Tháng hiện tại26,504
- Tổng lượt truy cập1,156,044
Xây dựng nông thôn mới vùng miền núi đang tạo ra thay đổi rõ nét cho vùng này. Trong ảnh: Làm đường giao thông nông thôn ở xã Ea Ly, huyện Sông Hinh - Ảnh: MINH DUYÊN
Nhờ chủ trương ưu tiên xây dựng nông thôn mới cho vùng miền núi của UBND tỉnh, nên từ đầu năm đến nay số xã miền núi hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới tăng. Từ nay tới cuối năm, các địa phương tập trung đầu tư để các xã đã đăng ký có thể hoàn thành các tiêu chí còn lại.
2 xã miền núi về đích nông thôn mới
Về thôn Nguyên Xuân của xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) ai cũng thấy sự khang trang, hiện đại thay thế cho cái đói, cái nghèo của 5 năm trước. Theo ông Nguyễn Văn Nhánh, Trưởng thôn Nguyên Xuân, đây là thôn duy nhất ở xã Sơn Nguyên có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với 90/220 hộ. Năm 2011, khi xã Sơn Nguyên bắt đầu xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống của bà con ở thôn Nguyên Xuân mới chỉ thu nhập ở mức 6-8 triệu đồng/người/năm. Cùng với phong trào xây dựng NTM, thôn được đầu tư cứng hóa gần 3km đường, 60 hộ dân được xóa nhà tạm, 17 hộ dân có bồn chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 11 hộ nghèo được hỗ trợ bò và kinh phí cải tạo đất sản xuất. Từ đó, bộ mặt thôn và đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Đến nay, thu nhập bình quân của người dân trong thôn đạt 23 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm từ 90 hộ xuống còn 60 hộ.
Nỗ lực đưa xã Sơn Nguyên về đích NTM trong năm nay được chính quyền các cấp thực hiện suốt thời gian dài. Ông Nay Y Blung, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hòa, cho biết: 5 năm qua, xã Sơn Nguyên được đầu tư hơn 36 tỉ đồng vào hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ dân sinh và phát triển sản xuất. Cuối năm 2016, tại xã này có 3 công trình nước sạch, bê tông hóa 53 tuyến đường dài gần 13km, cứng hóa 1,2km kênh mương, 5 nhà văn hóa thôn được xây mới và xóa 67 nhà tạm cho các hộ nghèo... Từ đây tạo đà cho phát triển sản xuất, dịch vụ thương mại, mở ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người trong xã đạt hơn 23 triệu đồng/người/năm, tăng 8-10 triệu đồng/người/năm so với 5 năm trước và số hộ nghèo chỉ còn 63 hộ, chiếm dưới 5%. Đầu năm nay, xã Sơn Nguyên đạt 16/19 tiêu chí. Tiếp tục hỗ trợ để xã này hoàn thành các tiêu chí còn lại, UBND huyện đã đầu tư 450 triệu đồng nâng cấp hệ thống lưới điện tại 5 thôn và xóa 9 nhà tạm dột nát. Nhờ đó đến nay, xã Sơn Nguyên đã hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.
Cùng với xã Sơn Nguyên, xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) cũng hoàn thành 19/19 tiêu chí. Đây là 2 xã miền núi của tỉnh cán đích NTM trong 6 tháng đầu năm nay. Theo UBND huyện Tây Hòa, cuối năm 2016, xã Hòa Mỹ Tây hoàn thành 18/19 tiêu chí. 6 tháng đầu năm 2017, xã này hoàn thành đủ 19/19 tiêu chí. Như vậy, địa phương có 4 xã miền núi thì 2 xã là Sơn Thành Đông, Hòa Thịnh đã cán đích NTM năm 2016; xã Hòa Mỹ Tây đạt NTM năm 2017; chỉ còn xã Sơn Thành Tây đang được huyện tiếp tục đầu tư để hoàn thành các tiêu chí vào năm 2018 theo kế hoạch 100% xã miền núi cán đích NTM giai đoạn 2016-2020.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có 4 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong tổng số 11 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2017. Riêng vùng miền núi có 2 xã hoàn thành trong tổng số 5 xã đăng ký, là xã Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa) và xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa). So với năm 2015, toàn tỉnh có 17 xã NTM, vùng miền núi chỉ 2 xã đạt, chiếm 11,7% thì đến nay số xã miền núi hoàn thành các tiêu chí chiếm 50% tổng số xã hoàn thành trên toàn tỉnh.
Tập trung đầu tư cho 3 xã còn lại
Theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh, hiện 3 xã miền núi đăng ký hoàn thành 19/19 tiêu chí trong năm 2017 là Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh), Xuân Phước và Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân). Hiện các xã này đều đạt 14 tiêu chí. Những tiêu chí còn lại, một số tiêu chí dễ đạt có thể hoàn thành sớm như vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… Các tiêu chí khó như tỉ lệ hộ nghèo, xây dựng hạ tầng cơ sở về nhà ở, thủy lợi, giao thông, nước sạch… muốn đạt được phải rất nỗ lực. Các xã này cần hơn 75 tỉ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và xóa nhà tạm.
Ông Võ Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Xuân Phước, cho biết: Xã còn 500m đường trục xã, liên xã chưa được bê tông hóa; các trường học gồm Trường tiểu học Xuân Phước 2, trường mầm non và Trường THCS Nguyễn Hào Sự chưa đạt chuẩn quốc gia; chưa có công trình nước sạch nông thôn. Đối với tiêu chí giao thông nông thôn, từ nguồn hỗ trợ vốn và xi măng hàng năm của tỉnh, không khó để xã hoàn thành các tuyến đường vào cuối năm. Đối với công trình nước tập trung và trường học, UBND xã đã xây dựng kế hoạch. Trong đó, cần khoảng 4-8 tỉ đồng đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại thôn Phú Xuân B, có chiều dài đường ống 12km, cấp nước cho hàng trăm hộ dân ở 4 thôn Phú Hòa, Phú Hội, Phú Xuân A và Phú Xuân B. Xã cũng cần 6 tỉ đồng cho nâng cấp, mở rộng các hạng mục trong trường học như thư viện, phòng học, bếp ăn…
Đối với các tiêu chí dễ đạt, chính quyền các xã đẩy mạnh tuyên truyền vận động nâng cao ý thức người dân. Theo UBND xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh), hiện xã có hơn 20% hộ dân chưa có nhà tiêu, nhà tắm, bồn chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh khiến tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm của xã chưa hoàn thành. Từ nay tới cuối năm, chính quyền xã chỉ đạo các hội đoàn thể ra quân hướng dẫn vận động người dân nâng cao ý thức; đồng thời hỗ trợ vay vốn để các hộ này có kinh phí xây dựng theo chuẩn NTM.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, vốn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất chính là mấu chốt để các xã miền núi có thể hoàn thành kế hoạch về đích NTM vào cuối năm nay. Vì vậy, các địa phương này cần sự hỗ trợ từ huyện, tỉnh và Trung ương cũng như huy động sự đóng góp của người dân, kinh phí xã hội hóa từ các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn.
Nguồn: Báo Phú Yên
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 7
Hôm nay: 1,155
Hôm qua: 1,240
Tháng hiện tại: 26,504
Tháng trước: 54,115
Tổng lượt truy cập: 1,156,044